Cách nấu ăn cho trẻ ăn dặm là rất quan trọng vì hệ tiêu hóa của bé lúc này còn rất yếu. Vậy nên, mẹ cần lưu ý đặc biệt đến cách chế biến đồ ăn cho trẻ cẩn thận nhất để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé mỗi ngày là đảm bảo và an toàn tuyệt đối.
Mẹ cần biết 3 lưu ý trong cách nấu thức ăn cho trẻ ăn dặm
Dưới đây là 3 lưu ý về cách nấu thức ăn cho trẻ ăn dặm.
Các giai đoạn ăn dặm của trẻ như thế nào?
Trẻ ăn dặm cũng chia thành các giai đoạn khác nhau, chính vì vậy mẹ cần biết rõ từng giai đoạn để có cách nấu ăn thích hợp cho trẻ:
– Giai đoạn trẻ ăn dặm bằng bột: Trẻ trên 6 tháng tuổi bắt đầu cho ăn dặm bằng bột. Mẹ chú ý chọn thức phẩm tươi sạch không gây di ứng với trẻ để chế biến bột hoặc có thể cho bé ăn dặm bằng bột dinh dưỡng đóng hộp tiện dụng, nhưng phải đảm bảo chất lượng của các thương hiệu uy tín.
– Giai đoạn bé ăn dặm bằng cháo: Trẻ từ 9 – 10 tháng tuổi có thể ăn cháo hầm với xương, thịt, rau, củ quả… mẹ có thể đa dạng thục đơn cho bé.
– Giai đoạn bé ăn cơm: Bé mọc được 20 chiếc răng thì có thể ăn được cơm nhiều hơn. Thực tế, có nhiều bé thích ăn cơm khi chưa mọc đủ răng. Mẹ nên cho bé ăn cơm mềm, cùng với ăn canh để bé dễ nhai nuốt.
Thành phần dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn cho trẻ ăn dặm.
– Tinh bột (gạo, mì, bắp, khoai…) giúp cung cấp phần lớn lượng calo cần thiết cho các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Tinh bột cung cấp năng lượng dồi dào cho trẻ
– Đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu…) giúp xây dựng và đổi mới cơ thể, giúp tạo ra những tế bào mới kích thích sự phát triển cơ thể nên rất cần thiết đối với trẻ nhỏ.
– Rau, củ, quả cũng rất quan trọng giúp cung cấp vitamin, chất xơ, sắt và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong thực đơn hàng ngày dành cho trẻ ăn dặm không thể thiếu rau, mẹ hãy kết hợp chế biến rau cùng nhiều thức ăn khác để bé dễ ăn và ăn ngon miệng hơn.
Một vài lưu ý trong cách nấu ăn cho trẻ ăn dặm.
– Chọn những thực phẩm an toàn, sạch sẽ đảm bảo an toàn đối với trẻ. Mẹ nên hạn mua rau củ đóng hộp, rau ngoài chợ… nếu mua thì phải gọt sạch vỏ, ngâm nước muối trước khi chế biến. Không dùng mỡ động vật để nấu cho trẻ, nên mua những loại dầu dành riêng cho trẻ ăn dặm.
Chú ý chọn thực phẩm tươi sạch cho trẻ
– Tránh không nấu đồ ăn cho bé quá lỏng hoặc quá đặc, sẽ khiến bé khó ăn hoặc khó nuốt.
– Ở mỗi giai đoạn ăn dặm khác nhau, mẹ phải có cách chế biến thích hợp. Nếu trẻ đang ăn bột hoặc ăn cháo mẹ có thể xay nguyễn đồ ăn. Khi trẻ đã mọc nhiều răng hơn, mẹ không nên xay nhuyễn các loại thực phẩm vào với nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến vị giác khiến bé ăn không ngon miệng và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
– Đồ ăn cho trẻ luôn luôn phải nấu chín cẩn thận để đảm bảo vệ sinh.
– Không dùng một số loại gia vị như hạt tiêu, đường, mật ong, bơ, mỡ lợn… để cho vào thức ăn của bé. Nên có những loại gia vị an toàn dành riêng để chế biến thức ăn cho trẻ ăn dặm, việc này sẽ giúp đảm bảo bé sức khỏe cho bé.
Cát Vũ (tổng hợp)